1. Về cơ sở pháp lý:

- Các nghị định quy định về chứng minh nhân dân gồm: Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007; Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013.

- Các văn bản hướng dẫn chi tiết gồm: Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13) ngày 19/4/1999 của Bộ Công an; Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 của Bộ Công an; Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính

- Văn bản của tỉnh Cà Mau: Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 27/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau quy định về lệ phí đăng ký cư trú, cấp CMND trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

          2. Về độ tuổi được cấp, kích thước và giá trị sử dụng.

- CMND được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

- CMND có hình chữ nhật dài 85,6 mm rộng 53,98 mm, hai mặt chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt.  

- Thời hạn sử dụng: có thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.

        3. Về địa chỉ tiếp nhận; hồ sơ làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy Chứng minh nhân dân 09 số.

Kể từ ngày 01/4/2020, việc thực hiện thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy CMND 09 số do Công an tỉnh thực hiện tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau, số 298, Trần Hưng Đạo, Phường 5, TP. Cà Mau.

         3.1. Cấp mới:

Thành phần hồ sơ (05 thành phần, trong đó 02 thành phần do công dân thực hiện và mang theo; 03 thành phần còn lại thực hiện trực tiếp tại Bộ phận Một cửa), cụ thể:

(1) Sổ hộ khẩu (bản sao có bản chính đối chiếu hoặc bản sao chứng thực);

(2) Ảnh chân dung (Ảnh 3x4 gồm 02 tấm để dán các tờ khai); Ảnh chụp do cơ quan công an chụp tại nơi giải quyết hồ sơ;

(3) Đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM3 - được phát miễn phí tại nơi làm thủ tục);

(4) Tờ khai Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM4 - được phát miễn phí tại nơi làm thủ tục).

(5) Chỉ bản (Ký hiệu là A7 – thực hiện in vân tay vào chỉ bản tại nơi làm thủ tục).

 

        3.2. Cấp đổi: Được thực hiện khi CMND đã sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp; Chứng minh nhân dân bị hư hỏng không sử dụng được; công dân có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên giấy Chứng minh nhân dân; khi công dân có yêu cầu. CMND rách, nát, không rõ ảnh, chữ, số ghi trên CMND; Đã được phép thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh của cơ quan có thẩm quyền.; Đã được cấp CMND nhưng chuyển nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND; Người có thay đổi về đặc điểm nhận dạng do phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.

          Thành phần hồ sơ: (06 thành phần, trong đó 03 thành phần do công dân thực hiện và mang theo; 03 thành phần còn lại thực hiện trực tiếp tại Bộ phận Một cửa), cụ thể:

(1) Sổ hộ khẩu (bản sao có bản chính đối chiếu hoặc bản sao chứng thực);

(2) Ảnh chân dung (Ảnh 3x4 gồm 02 tấm để dán các tờ khai); Ảnh chụp do cơ quan công an chụp tại nơi giải quyết hồ sơ;

(3) Đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM3 - được phát miễn phí tại nơi làm thủ tục);

(4) Tờ khai Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM4 - được phát miễn phí tại nơi làm thủ tục).

(5) Chỉ bản (Ký hiệu là A7 – thực hiện in vân tay vào chỉ bản tại nơi làm thủ tục).

 

(6) Chứng minh nhân dân cũ.

        Lưu ý: Trong trường hợp đổi CMND do thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh thì phải  xuất trình kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi đó.

        3.2. Cấp lại: Được thực hiện khi: Bị mất Chứng minh nhân dân; được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam

Thành phần hồ sơ: (06 thành phần, trong đó 03 thành phần do công dân thực hiện và mang theo; 03 thành phần còn lại thực hiện trực tiếp tại Bộ phận Một cửa)

(1) Sổ hộ khẩu (bản sao có bản chính đối chiếu hoặc bản sao chứng thực);

(2) Ảnh chân dung (Ảnh 3x4 gồm 04 tấm để dán các tờ khai); Ảnh chụp do cơ quan công an chụp tại nơi giải quyết hồ sơ;

(3) Đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM3 - được phát miễn phí tại nơi làm thủ tục).

Lưu ý:  Trong trường hợp mất thì Đơn trình bày rõ nêu rõ lý do cấp lại, có xác nhận của Công an  xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai.

(4) Tờ khai Chứng minh nhân dân (ký hiệu là CM4 - được phát miễn phí tại nơi làm thủ tục).

(5) Chỉ bản (Ký hiệu là A7 – thực hiện in vân tay vào chỉ bản tại nơi làm thủ tục).

        4. Phí, lệ phí: (Không bao gồm phí chụp ảnh)

         Không quá 9.000đồng/lần cấp

 

         5. Các trường hợp tạm thời chưa được cấp giấy Chứng minh nhân dân: 

        Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dụng bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù; Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân bao gồm người bị bệnh, đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần. Người không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân.

Chú ý: Các trường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏi bệnh tâm thần, công dân đem các giấy tờ có liên quan đến Công an cấp huyện làm các thủ tục cấp CMND.

         6. Về thu hồi và tạm giữ Chứng minh nhân dân: Ngoài các quy định về cấp, đổi, cấp lại giấy Chứng minh nhân dân, Nghị định số 05/1999/NĐ-CP còn quy định về việc thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân, theo đó công dân bị thu hồi Chứng minh nhân dân trong các trường hợp người bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và Chứng minh nhân dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau: Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dụng bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Sau hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dụng bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được trả lại giấy Chứng minh nhân dân.

- Nghiêm cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều Chứng minh nhân dân.

          7. Về cấp thẻ Căn cước công dân:

Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc Hội  khóa XIII đã thông qua Luật căn cước công dân; có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Luật căn cước công dân ban hành đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền của con người, quyên, nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo đó, giấy Chứng minh nhân dân sẽ được thay bằng thẻ Căn cước công dân. Đến nay tỉnh Cà Mau chưa thực hiện triển khai việc cấp thẻ Căn cước công dân.

                                                                                           Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau