hcc

Nhân dân đến làm TTHC tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do nhiều nguyên nhân, công tác CCHC ở Cà Mau trước đây chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Bởi vậy, vẫn còn trường hợp người dân, doanh nghiệp ngán ngại tìm đến cơ quan công quyền để thực hiện thủ tục hành chính (TTHC). Nguyên nhân là do một số TTHC còn rườm rà, người dân, doanh nghiệp cảm thấy mệt mỏi khi tốn thời gian chờ đợi và đi lại nhiều lần. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số năng lục cạnh tranh (PCI), chỉ số CCHC (Par index) của tỉnh Cà Mau có năm sụt giảm so với nhiều tỉnh, thành khác của cả nước.

Thấy rõ những tồn tại, hạn chế nêu trên gây bất lợi lớn đến môi trường kêu gọi đầu tư và làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên UBND tỉnh đã đề xuất Ban Thuờng vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 31-12- 2015 về CCHC. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 15-1-2016, ban hành Đề án đẩy mạnh CCHC (tạm gọi đề án) tỉnh Cà Mau năm 2016-2017. Một số mục tiêu quan trọng của đề án là nhằm: Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bãi bỏ hoặc đề xuất bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp; bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dân hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính đúng tiến độ quy định; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước và trong cung cấp dịch vụ công...

Cái lợi lớn nhất mà người dân, doanh nghiệp ở Cà Mau sẽ được thụ hưởng qua CCHC là rút ngắn từ 20-30% thời gian giải quyết những TTHC thuộc các lĩnh vực, như: đầu tư, xây dựng, tài nguyên và môi trường, thuế, hải quan, điện, bảo hiểm xã hội... Trong đó, 100% TTHC thuộc thẩm quyền quy định của UBND tỉnh nhưng thời gian trước gây khó khăn, chậm trễ cho người dân và doanh nghiệp sẽ bị cắt giảm - đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ.

Để CCHC đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, tỉnh Cà Mau tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài tổ chức Hội nghị triển khai đề án đến các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, TP Cà Mau để các đơn vị trên kịp thời xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, trong năm 2016 và 2017, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc triển khai thục hiện CCHC trên địa bàn. Công tác giám sát, kiểm tra cũng được tiến hành thường xuyên. Trong hai năm qua, Đoàn Kiểm tra, Tổ kiểm tra công vụ về CCHC của tỉnh đã kiểm tra (theo kế hoạch và đột xuất) gần 50 đơn vị (cấp tỉnh, huyện, xã). Qua dó đã phát hiện và đề nghị xử lý một số hạn chế, khó khăn còn tồn tại liên quan đến CCHC, đặc biệt là việc xây dựng và ban hành các văn bản về CCHC; sắp xếp, bố trí công chức; quy trình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; trường hợp công chức, viên chức chưa chấp hành đúng quy định về thời gian làm việc,... Tỉnh Cà Mau còn duy trì các cuộc họp trực tuyến định kỳ hằng tháng, hằng quý... để đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện và chỉ đạo các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn nhằm thục hiện tốt hơn công tác CCHC trong giai đoạn tiếp theo.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải cho biết: Nhờ vào cuộc quyết liệt và thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát mà sau hai năm thực hiện đề án, nhiều TTHC thuộc thẩm quyền quy định của UBND tỉnh nhưng không còn phù hợp, hết hiệu lực, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp đã bị bãi bỏ, hủy bỏ để thay thế bằng những TTHC mới phù hợp với thực tế, đúng quy định. Tỉnh cũng kiến nghị Bộ, ngành Trung ương bổ sung, sủa đổi nhiều TTHC không còn phù hợp với tình hình thực tiễn.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ NHÂN DÂN

Nhờ rà soát và loại bỏ những thủ tục “rườm rà” mà đến nay, tổng số TTHC đang thực hiện tại các cấp ở Cà Mau chỉ còn 1.831. Trong đó, cấp tỉnh có 1.389 thủ tục, cấp huyện 284 thủ tục và cấp xã là 158 thủ tục. Việc cắt giảm thời gian giải quyết theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đã được tất cả các đơn vị hoàn thành, được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia và trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. So với trước khi thực hiện đề án, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính hiện nay đã giảm từ 10 đến hơn 60% (tùy TTHC).

Để rút ngắn được thời gian giải quyết các TTHC như nêu trên, ngoài niêm yết công khai các TTHC, vài nơi trong tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn có cán bộ chuyên trách túc trực để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc giúp người dân. Các cơ quan, đơn vị hành chính các cấp trong tỉnh còn: Xúc tiến nhanh việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC thông qua cơ chế một cửa và một cửa liên thông trên hầu hết các lĩnh vực; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin qua phần mềm VIC để góp phần hiện đại hóa hành chính công, cũng như triển khai đồng bộ phần mềm một cửa liên thông điện tử, tạo điều kiện thuận lợi giúp cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý nhanh chóng các TTHC... Đến nay, tỷ lệ sử dụng phần mềm VIC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đạt trung bình từ 80 đến 98%. Trong đó, cán bộ, công chức sử dụng phần mềm VIC thường xuyên để xử lý văn bản đến, văn bản đi đạt tỷ lệ hơn 96%.

Góp phần giải quyết nhanh các TTHC, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, từ khi Trung tâm Giải quyết TTHC của tỉnh chính thức đi vào hoạt động (đầu năm 2017), đơn vị trên đã thực hiện tiếp nhận và trả kết quả cho 18 đơn vị cấp tỉnh với hơn 1.500 TTHC. Qua tổng hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông cho thấy, tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm và đúng hẹn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã đạt trung bình hơn 99%. “Đây là mức cao kỷ lục từ truớc đến nay. Với những trường hợp số ít hồ sơ giải quyết chậm, trả trễ hẹn, cán bộ trực tiếp thụ lý, xử lý hồ sơ sẽ bị kỷ luật, và người đứng đầu đơn vị đó trực tiếp nhận lỗi và xin lỗi công khai người dân. Nhờ “làm căng” như vậy nên gần đây, cung cách và thái độ phục vụ của cán bộ đối với người dân trở nên mềm mại, tận tụy, cởi mở” - đổng chí Nguyễn Tiến Hải chia sẻ.

Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện các TTHC, hiện tại, tỉnh Cà Mau còn cung cấp 1.090 dịch vụ công trục tuyến múc độ 3, 4 (chiếm tỷ lệ hơn 60%). Số lượng TTHC nêu trên đã được cung cấp trục tuyến trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, thành phố, hoặc qua cổng dịch vụ công của tỉnh theo địa chỉ: http://dvctt.camau.gov.vn. Chủ tịchUBND tỉnh Cà Mau còn ban hành 17 Quyết định công bố danh mục TTHC giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19-10 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, có 1.028 TTHC đã được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích. Với dịch vụ công ích nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể nộp và nhận kết quả TTHC trực tiếp qua email hoặc trực tiếp tại nhà qua
dịch vụ bưu chính, góp phần giảm rất nhiều thời gian đi lại, chi phí so với cách thức trực tiếp giải quyết TTHC tại các cơ quan công quyền.

Để có thêm thông tin đa chiều nhằm thực hiện có hiệu quả công tác CCHC, UBND tỉnh Cà Mau còn công bố điện thoại đường dây nóng qua đầu số (0290) 3.871212. Các thông tin, phản ảnh của người dân, doanh nghiệp qua đường dây nóng sẽ được cán bộ Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, chuyển đến các cơ quan chức năng và Thường trực UBND tỉnh xem xét giải quyết, xử lý theo thẩm quyền. Thông qua “đường dây nóng”, lãnh đạo tỉnh mong muốn các tầng lớp nhân dân góp sức giám sát việc CCHC, cả về thái độ phục vụ, ứng xử của cán bộ, công chức... trong thực thi công vụ. “Những phản ảnh qua đường dây nóng sẽ được xác minh. Nếu cán bộ, công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu người dân sẽ bị xử lý nghiêm để làm gương. Còn những cán bộ được phản ánh làm tốt thì chúng tôi kịp thời tuyên dương, khen thưởng” - đồng chí Nguyễn Tiến Hải khẳng định.

Có thể nói rằng, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, giờ đây Cả Mau đã từng bước hoàn thiện cải cách TTHC trên tất cả các lĩnh vực, tiến tới xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính trên địa bàn trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động của các cơ quan
công quyền. Chính những nỗ lực ấy đã góp phẩn rất lớn cải thiện môi trường đầu tư, củng cố và tạo thêm niềm tin để ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến Cà Mau mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở vùng đất mới với chính quyền thân thiện...

Sau hai năm vào cuộc Quyết liệt thực hiện đề àn CCHC, hiệu quả, thành công của Cà Mau không chỉ dừng lại ở việc chuyển biến trên mặt thủ tục, giấy tờ, kiện toàn, tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị... mà còn thành công lớn ở việc cải cách về con người, góp phần làm chuyên biến tích cực thái độ ứng xử và thực thi công vụ của các cán bộ ở các cơ quan giải quyết TTHC. Tới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục chi đạo các cấp, các sờ, ngành... lấy hiệu quả của CCHC làm tiêu chí đế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị, cán bộ, công chức. Nếu đơn vị nào có cán bộ vi phạm thì xử lý đồng thời cán bộ vi phạm và xem xét trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị đó - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tinh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình, cho biết.


Theo NGUYỄN VĂN TRUNG báo Nhân Dân