Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện khẩn trương xem xét, giải quyết dứt điểm các hồ sơ tồn đọng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh thống kê tại Báo cáo số 34/BC-TTGQTTHC ngày 06/5/2020. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 22/5/2020.

           Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh (Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu giải quyết hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo nội dung đề xuất của Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh về các giải pháp khắc phục tình trạng hồ sơ tồn đọng.

          Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau (chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã) chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh) để tổ chức thực hiện tiếp nhận, giải quyết, cập nhật kết quả lên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của tỉnh theo đúng quy định; đồng thời, có giải pháp khắc phục triệt để ngay các nguyên nhân, hạn chế được Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh rà soát, báo cáo.

          Kết quả rà soát, đánh giá của Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh cho thấy, một số nguyên nhân dẫn đến tồn đọng hồ sơ khá nhiều trên hệ thống đó là:

          Thứ nhất, vẫn còn nhiều đơn vị chưa thật sự tuân thủ quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định (vẫn ký hồ sơ khi chưa được cập nhật đầy đủ vào phần mềm, hồ sơ không có phiếu tiếp nhận và trả kết quả được cập nhật từ Hệ thống một cửa, không có phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ...), chưa quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của đơn vị mình; một số hồ sơ thủ tục hành chính thực tế đã xử lý và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân nhưng chậm hoặc không cập nhật trên hệ thống.

          Hai là, việc ban hành và triển khai thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa ở một số đơn vị chưa nghiêm túc (xử lý hồ sơ chưa đúng quy trình, quy định; hồ sơ yêu cầu bổ sung nhưng không ấn định thời hạn phải bổ sung làm cơ sở để kết thúc hồ sơ,....). Từ đó, làm tăng số lượng hồ sơ trễ hạn.

          Ba là, Bộ phận Một cửa ở một số đơn vị (nhất là cấp xã) thường xuyên thay đổi nhân sự phụ trách vận hành Hệ thống một cửa điện tử,… nhưng chưa làm tốt công tác chuyển giao nhiệm vụ, do đó, trong giai đoạn bàn giao nhiệm vụ không có người xử lý dẫn đến hồ sơ trễ hạn.

          Bốn là, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính của một bộ phận công chức, viên chức Bộ phận Một cửa còn hạn chế, lúng túng trong quá trình xử lý hồ sơ, dẫn đến hồ sơ trễ hạn trên Hệ thống một cửa điện tử.

          Năm là, Công tác phối hợp của các đơn vị (đặc biệt là cấp xã) với Trung tâm còn hạn chế. Các đơn vị chưa chủ động phối hợp với Trung tâm trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, vận hành Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

                                                                                                      Trung tâm Giải quyết TTHC Cà Mau