Theo đó, Kế hoạch đã đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu đã được đặt ra, trong đó một số chỉ tiêu đáng chú ý là:
- Phấn đầu 100% thủ tục hành chính được cập nhật, công bố, công khai kịp thời, đúng quy định trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử và Bộ phận Một cửa các cấp.
- Có ít nhất 50% thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến mức độ 3, 4 đạt từ 20% trở lên. Đồng thời, có ít nhất 50% thủ tục hành chính đã triển khai thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích có phát sinh hồ sơ; ít nhất 10% hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Tăng cường chỉ đạo, điều hành và kiểm tra việc tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành 100% các nhiệm vụ được đề ra tại Kế hoạch cải cách hành chính năm 2020 của tỉnh; thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Tăng cường kiểm tra cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã (mỗi năm kiểm tra ít nhất 30% số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố); xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời, đúng quy định tất cả những vấn đề được phát hiện qua kiểm tra.
Để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Chủ tịch UBND tỉnh giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư bên cạnh việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại Kế hoạch. Chủ động nghiên cứu, đề xuất giải pháp để cải thiện điểm số ở lĩnh vực phụ trách. Kết quả cải thiện Chỉ số cải cách hành chính là một trong những cơ sở để lãnh đạo Ủy ban nhân nhân dân tỉnh xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Giao Sở Tài chính tham mưu, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
Trung tâm Giải quyết TTHC Cà Mau